Thursday, December 24, 2015

[Tài liệu có giá trị lịch sử] Nhớ Hà Nội Xưa Thuở Thiếu Thời _Đoàn Thanh Liêm


 Photo: Hồ Gươm, tháng 10 năm 1954 (Ký giả Pháp chụp)

Gia đình chúng tôi đã qua định cư tại California được gần 20 năm. Tính ra thì số những năm tháng này cũng tương đương với khoảng thời gian tôi sinh sống trên quê hương đất Bắc là nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Lúc này là vào giữa tháng 10 năm 2014, thì khí hậu ở đây tại bờ biển miền Tây nước Mỹ (West Coast) đã bắt đầu mát dịu, nhiệt độ ban ngày chỉ vào khoảng trên dưới 20 độ C – chứ không còn nóng bức ở mức 35 – 37 độ như hồi tháng trước vào cuối mùa hè nữa. Có thể nói Mùa Thu đang tới trên đất Mỹ đây rồi.

Wednesday, December 23, 2015

Phước Báu Là Gì và Ở Đâu? _Đào Văn Bình


Phước báu hay phước đức là quan niệm đặc thù của Đông Phương. Đối với Tây Phương thì chỉ có gia tài, sự nghiệp, di sản để lại cho con cháu chứ không có chuyện phước báu hay phước đức. Quan niệm “phước báu hay phước đức” đã trở thành gần như đời sống tâm linh, gắn chặt với lối suy nghĩ và cuộc sống của con người Việt Nam và Trung Hoa. Người Việt Nam ta ai cũng mong cầu phước đức, lo vun trồng phước đức và rất sợ vô phúc. Chúng ta hãy xem người đời và tục ngữ, ca dao nói:

- Có phúc mặc sức mà ăn.

- Phúc đức tại mẫu.

- Phúc như Đông Hải (Phúc nhiều và to lớn như Biển Đông)

- Phước chủ lộc thầy.

- Phúc bất trùng lai.

- Vô phúc đáo tụng đinh.

- Người trồng cây cảnh người chơi. Ta trồng cây phúc để đời cháu con.

Rước voi giày mả tổ, cõng rắn cắn gà nhà: Nguyễn Ánh Gia Long (1762 - 1820)

Nguyễn Phúc Ánh còn gọi là Nguyễn Ánh, cha là Nguyễn Phúc Luân bị quyền thần Trương Phúc Loan bắt giam và chết trong ngục khi Nguyễn Ánh mới lên 4 tuổi.
.
Năm 1777, chúa Nguyễn Phúc Thuần, Tân chính vương Nguyễn Phúc Dương, và nhiều người trong gia tộc lần lược bị tử trận bởi quân Tây Sơn.

Nguyễn Ánh chạy thoát ra đảo Thổ Chu, được Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine) là một giám mục người Pháp giúp đỡ, và Đỗ Thành Nhân phò trợ thành lập đội quân nghĩa dũng, quân sĩ mặc toàn đồ tang quyết tử chiến chiếm lại Sài Gòn. Năm 1778, khi Nguyễn Ánh được 17 tuổi, các tướng tôn làm Đại nguyên súy Nhiếp quốc chính.

Năm 1780, Nguyễn Ánh lên ngôi vương ở Sài Gòn, khắc ấn “Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa Vĩnh Trấn Chi Bảo”, nhưng vẫn dùng niên hiệu nhà Lê, phong Đỗ Thành Nhân chức Ngoại hữu phụ chính Thượng tướng công. Sau đấy, Nguyễn Ánh nghi ngờ Đỗ Thành Nhân cậy công lộng hành nên mật bàn với tướng Tống Phước Thiêm, rồi gọi Đỗ Thành Nhân đến cho võ sĩ giết chết vào tháng 3 năm 1781.

Trong tiếng Việt không có chữ "THi thoảng", mà đúng ra phải là 'THỈNH THOẢNG" :-)



(Nè con, con có đi Thăng Nong (Hà Lội) thì nhớ đem cái tờ này theo nhé. Nàm ơn cho thầy nhé! :-)

Do có hai bạn trẻ nổi tiếng - một ở trong nước, và một mới ra hải ngoại gần đây - thường viết bài trên mạng, lại dùng sai hai chữ "THI thoảng" (trạng từ chỉ thời gian) trong các bài viết, cho nên, xin phép được lên tiếng nhắc nhở ở đây, đặc biệt là đồng bào miền Bắc XHCN, vì hai bạn trẻ nói trên đều là người miền Bắc, đều sanh sau 1975.

Sau nhiều tháng để ý, thì thấy rằng, CÓ độc giả miền Bắc viết đúng hai chữ "THỈNH thoảng", chứ không phải người Bắc nào cũng viết sai hay nói sai hai chữ này.    Điều đó có nghĩa là hai bạn trẻ nói trên đã nghe ai đó nói chữ này [THI thoảng] rồi bắt chước dùng theo, cứ đinh ninh là nó đúng, mà không chịu tìm hiểu lại.

Sunday, December 20, 2015

Trận Đánh Đuổi Giặc Cộng ở Huế. Tết 1968 (tài liệu hiếm)

Chuyện gì đã đến với Huế có thể được tóm tắt lại qua vài con số thống kê như sau: Phía CS gồm có 12000 lính chính quy Bắc Việt (BV) bắt đầu tấn công thành phố Huế đêm 30 Tết, nhằm ngày 30-01-1968. Đoàn cộng quân đã tấn công và chiếm giữ Huế trong suốt 26 ngày, sau đó bị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) và đồng minh đánh bật ra khỏi Huế.

Friday, December 18, 2015

Người Hát Rong Nhạc Vàng _MX Trần Ngọc Toàn


Sau gần chin năm từ đày “Cải tạo”, bị chuyển trại từ Nam ra Bắc rồi từ Bắc vào Nam với thân xác gầy còm, dưới họng súng AK của Bộ Đội và Công An Việt Cộng , tôi đuợc lệnh Ra Trại nhờ gia đình xoay sở đút lót, vào đầu tháng 3 năm 1984. Từ Trại Cải Tạo Hàm Tân Z30C, tôi vội rảo bước ra khỏi khu trại giam, trước những vẩy tay của những người đồng đội đồng cảnh ngộ. Tại ngã ba đuờng vào tại tù và Quốc lộ I, anh em chúng tôi đứng ngồi sốt ruột chờ xe về Sài Gòn.

Thursday, December 17, 2015

[vp VNCH] Cây Mai rừng của Người Lính Trận _Nguyên Nhung



Ông Thành xuất thân là một quân nhân, nhập ngũ từ năm mới hai mươi tuổi. Đất nước chiến tranh tuổi thanh niên đa số dấn thân vào con đường binh nghiệp, dù chẳng ham gì cảnh cốt nhục tương tàn, nhưng khổ thay cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng. Muốn hòa bình phải có chiến tranh, định mệnh đưa đẩy khiến toàn dân đều chịu chung số phận nghiệt ngã của một đất nước bị phân chia kéo dài 20 năm đằng đẵng. . .

Đại Đội 3-Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Nhẩy Dù (LLĐB) (Đọc để biết thêm về trận Mậu Thân 68)

Đầu Xuân vẫn tay súng.
Giầy nhà binh bết bùn.
Nhìn én lượn không trung.
Ngày Xuân ngàn mai nở.
Thôn xóm pháo đì đùng.

         Chiếc xe Jeep láng coóng của Phòng Tổng Quản Trị Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt chở chúng tôi, ba tân Thiếu Uý khoá 22 Võ Bị Đà Lạt vừa đậu lại bên trước  bậc tam cấp của Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 91Biệt Cách Dù (BCH 91 BCND) thì đã có vị Sĩ Quan của đơn vị  đứng chờ sẵn đón chúng tôi với tay bắt, mặt mừng thân thiện và tự giới thiệu:

- Tôi là Đại Úy Nguyễn Quang Vinh Tiểu Đoàn Phó, khóa 14 Đà Lạt, các Anh vào đây, Thiếu Tá đang chờ…!!!

     Chúng tôi bước vào văn phòng làm việc của vị Tiểu Đoàn Trưởng, văn phòng rất đơn sơ, phía sau bàn làm việc là cây cờ của Binh Chủng LLĐBVN và hiệu kỳ TĐ91BCND, với năm ba ghế sắt kê sát hai bên tường. Ba chúng tôi đồng loạt chào tay và đứng thẳng người, cằm gập ba ngấn đúng quân cách… Ông đứng lên, tay xếp lại hồ sơ quân bạ của chúng tôi đang có sẵn trước mặt, đi vòng qua bàn làm việc nghiêm nghị chào lại chúng tôi và nói:

Friday, December 11, 2015

[vp VNCH] Trường Ngô Quyền, Những Khuôn Mặt Ấy..._Nguyễn Thị Minh Thủy

Nguyễn Tất Nhiên, thứ hai tính từ bên trái  (dấu X đỏ)

Viết một bài có tính cách vinh danh những khuôn mặt làm rạng rỡ cho ngôi trường Ngô Quyền thân yêu, tôi lấy làm ái ngại vô cùng. “Người Việt mình” thường có “truyền thống” “tốt khoe xấu che”, nhưng đôi khi vô tình (hay cố ý?) lại thích “thừa thắng xông lên”, và xông mạnh đến nỗi gây “nhức nhối” trái tim người đối diện. Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại. Với khuôn khổ một tờ Kỷ Yếu có tính cách nội bộ như tờ đặc san này, những dòng “Vẻ Vang Dân Ngô Quyền” (mượn chữ của ký giả Trọng Minh) cũng có thể được hiểu như một sự chia sẻ chút niềm hãnh diện “giống nòi” giữa chúng ta, thì hẳn nhiên “công tác” này cũng là một “sứ mạng thiêng liêng” đáng làm lắm chớ.

[vp VNCH] Câu Chuyện Chiếc Mũ Xanh _Phan Văn Huấn



Bài viết của anh Phan Văn Huấn liên quan đến sự thành lập binh chủng LLÐB và BCND

Mỗi quân nhân đều tự hào với màu cờ sắc áo của đơn vị mình. Binh chủng Nhảy Dù (ND) với chiếc Mũ Ðỏ, Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Mũ Xanh màu nước biển, Biệt Ðộng Quân (BÐQ) Mũ Nâu, Thiết Giáp (TG) Mũ Ðen, và Lực Lượng Ðặc Biệt (LLÐB) hãnh diện với chiếc Mũ Xanh màu lá cây rừng (green beret), v.v. Ðối với các đơn vị tác  chiến, nhất là các đơn vị tổng trừ bị thì niềm kiêu hãnh này đã là chất xúc tác mạnh mẽ nâng cao tinh thần chiến đấu của đơn vị. Sau đây là câu chuyện của chiếc mũ mầu Xanh lá cây rừng (The Green Beret) LLÐBVN.

[vp VNCH] Người Lính ấy của tôi _Minh Hòa


Tôi quen anh năm 17 tuổi, khi còn cắp sách đến trường.  Lúc ấy anh là sinh viên sĩ quan năm thứ ba, hai mươi tuổi đời, nhưng dạo đó trong mắt tôi anh thật chững chạc, lại tài hoa, và cũng không thiếu… si mê.

Anh nhất định đòi cưới tôi ngay sau khi ra trường, nói rằng Thầy Mẹ anh sẽ ưng ý, không thể phản đối.  Tôi hình như có hơi ngạc nhiên và hơi… sợ sợ, vì tuổi 18, 19 thời đó còn nhỏ lắm, chẳng biết gì, chỉ biết rằng tôi hình như  cũng… yêu anh nhiều lắm. Tôi còn nhớ, tuy còn nhỏ và ngây thơ lắm, nhưng những ngày giữa năm thứ tư của anh, từng đêm tôi đã thổn thức một mình.

Thursday, December 10, 2015

[vp VNCH] Một lần chào cuối cùng của đời quân ngũ! _Trương Quang Chung



Sau 30.4.1975, người Việt tản mát trên khắp thế giới để tỵ nạn cộng sản. Trên Sách Vở, Báo Chí, Hồi Ký, Bút Ký, trên Ðài Truyền Thanh, Truyền Hình, trong các Ðại Nhạc Hội, những lúc Hội Họp các Ðoàn Thể chính trị hay các Tổ Chức khác, trong lúc ngồi nói chuyện quá khứ với nhau, đôi lúc cũng nhắc đến cái chết của những vị Tướng lãnh hay các Sĩ Quan cao cấp khác trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Những cái chết đó phải được vinh danh một cách trang trọng xứng đáng, phải được ghi vào Lịch Sử để con cháu chúng ta sau này biết đến sự tuẫn tiết của cha anh họ.

Với tinh thần đó, tôi muốn viết lên sự tuẫn tiết của Trung Sĩ I Nguyễn Thoảng cùng vợ con ngày 29.3.1975 tại Ðà Nẵng.

Wednesday, December 9, 2015

[vp VNCH] Mùi máu tươi trong rừng cây Khuynh Diệp _P/v Kiều Mỹ Duyên


Đọc để biết về tội ác của sư đoàn 3 sao vàng Việt cộng (những chuyện như vầy mà đ/c Điếu Cày không chịu "thành thật khai báo" với "nhân dân").   ĐMVC
______

Kiều Mỹ Duyên

Rời phi trường Đà Nẵng, tôi về nhà của luật sư Đào Ngọc Thụy, bạn học cũ ở Luật Khoa. Phu quân của Thụy cũng đang phục vụ tại Quân Đoàn I. Sáng hôm sau, tôi vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I thật sớm để chuẩn bị cho chuyến đi thăm những trận đánh đã và đang xảy ra ở Quảng Ngãi. Vài ngày trước khi quyết định ra miền Trung, những tin tức về tình hình chiến sự ở tòa soạn cho thấy những trận đánh chung quanh tỉnh Quảng Ngãi đang tới hồi khốc liệt. Vì vậy, Quảng Ngãi là nơi đầu tiên ở miền Trung mà tôi có mặt khi vừa đến. Và cũng mới đêm hôm qua, Chi Khu Ba Tơ đã trở thành một địa danh nổi tiếng, bởi một trận đánh anh dũng của những người chiến sĩ Địa Phương Quân tỉnh Quảng Ngãi.

Saturday, December 5, 2015

[vp VNCH] Mất Gốc _Trần Mộng Lâm



Nhiều khi thành thực quá cũng gây cho mình những bực mình. Trước đây ít lâu, tôi có viết một bài ngắn mang tựa đề : Tôi không phải dân Bắc.

Tuần vừa qua, tôi lại viết bài: Hai nỗi cô đơn.

[VNCH] Tình Bạn: Chuyện Ba Người


Ba chúng tôi - Chính (1932), Chà (1932), Lương (1933) kết bạn với nhau từ thuở Lớp Nhất (1947) Trường Nam Phan thiết.

Đồng bào vừa mới hồi cư nên lớp võn vẹn có 19 học sinh cả Nam lẫn Nữ. Rồi thân nhau từ đó đến nay, tuổi đã cao, đầu đã bạc vẫn còn mày, tao, mi, tớ ,' với nhau. Tính ra cũng gần 7 thập niên ... Biết bao kỷ niệm!

Friday, December 4, 2015

Cây Vĩ Cầm và Viên Phấn Trắng _Diệp Hoàng Mai



Trong Ban giảng huấn đầu tiên của trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa, bây giờ chỉ còn lại một cựu giáo sư (*) duy nhất, đó là thầy Trần Văn Lộc. Thầy Lộc được tuyển chọn giảng dạy ở trường từ năm 1956, ngay khi trung học công lập đầu tiên của tỉnh lỵ Biên Hòa vừa thành lập. Sau khi trúng tuyển vào ngạch Thanh tra Tiểu học toàn quốc, thầy Trần Văn Lộc được điều động về làm Thanh tra Tiểu học tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa – Vũng Tàu). Đến năm 1972, thầy lại được điều động về làm việc tại Khu Học Chánh miền Đông. Chính vì vậy, mà tôi không có cơ hội làm học trò của thầy.

Thursday, December 3, 2015

Đội Tuyển Quốc Gia VNCH - Lịch sử 100 năm Túc Cầu VN






Nhật Trường Trần Thiện Thanh trước khi trở thành ca nhạc sỷ nổi tiếng của VN, từng là thủ môn của đội Túc Cầu Trung Học Phan Bội Châu – Phan Thiết.