Monday, February 24, 2014

Tiếng Việt, Hồn Việt :-)



Như ta đã thấy, nhiều dân-tộc trên thế-giới phải vay mượn ngôn-ngữ của nước khác để làm ngôn-ngữ cho dân-tộc mình. Trong khi đó Tiếng Việt ta có một gía-trị độc-đáo là ngôn-ngữ chung cho cả một dân-tộc, là thứ tiếng thống-nhất có 80 triệu người nói thuần- túy Tiếng Việt như là ngôn-ngữ chính. Điều hãnh-diện nữa là Tiếng Việt được các nhà ngôn-ngữ-học xếp vào một trong 40 ngôn-ngữ quan-trọng trên thế-giới.

Thursday, February 20, 2014

Hoàng Sa Nổi Sóng _Phạm Văn Hồng


Thiếu Tá Phạm văn Hồng (K20), người tù binh trong ngày trở về

Tuy đã 40 năm nhưng mọi sự kiện vẫn như in, tưởng như đang diễn tiến từng giây từng phút, mặc dầu vài chi tiết nhỏ nhặt về thời gian có thể không chính xác,

Biến cố Hoàng Sa xảy ra cách nay đã tròn 40 năm (1974-2014). Trong biến cố này, người viết đã bị sa cơ vào tay Trung Cộng và bị giữ tại Trại Thu Dung Tù Binh huyện Huyền Hóa, Tỉnh Quảng Đông, Thành phố  Quảng Châu đúng 4 tuần lễ( bị bắt ngày thứ bảy và trả về cũng ngày thứ bảy 4 tuần sau) sau khi lênh đênh trên biển trong vùng lãnh hải Hoàng sa chỉ có 4 ngày.

Monday, February 17, 2014

Ký ức đám cưới ngày 17.2.1979 của con trai Tổng bí thư VC Lê Duẩn


Hình ảnh
Chú rể Lê Kiên Thành và cô dâu Nguyễn Thị Tú Khanh trong đám cưới ngày 17.2.1979 - Ảnh tư liệu gia đình

(TNO) Hôm nay, 17.2.2014, đúng 35 năm ngày mở đầu cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biên giới phía Bắc, cũng là kỷ niệm 35 năm ngày cưới của tôi.

Năm 1979, tôi 24 tuổi, 7 năm quân ngũ và bắt đầu làm việc tại Viện kỹ thuật không quân.

Năm 1979, đất nước vừa ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ được bốn năm. Có thể lớp trẻ bây giờ khó mà hình dung nổi bối cảnh đất nước lúc đó nhưng tôi cũng không thể nói gì cho đủ nghĩa hơn bằng ba chữ: Rất khó khăn! Hồi đó, bộ đội như chúng tôi được phát mỗi tháng 21 kg gạo nhưng vẫn đói bởi thiếu chất. Hồi đó, mỗi năm, mỗi người dân khó có nổi một bộ quần áo mới. Hồi đó, mẹ tôi làm ở Ban tuyên giáo An Giang, thỉnh thoảng lại phải “cứu viện” chất đạm cho các con, khi thì gửi ít tôm khô, hoặc các loại mắm Nam Bộ. Những đứa con miền Bắc của bà tập quen ăn mắm từ những ngày thiếu mặc, đói ăn đó.

Thời Thế, Thiện, Ác, và… Con Người


(T/g Vương Mộng Long- K20)

          Một ngày cuối tháng Ba năm 1970 Thượng Sĩ Woodell ghé Cư Xá Trần Quí Cáp- Pleiku đón tôi vào Bệnh Viện 71 Dã-Chiến Hoa-Kỳ để ghi tên xin khám bệnh. Hôm sau, tôi chính thức nhập viện để được giải phẫu một vết thương.

          Đúng lý ra, hôm đó, tôi phải lên đường về trình diện Tổng Y Viện Cộng-Hòa theo quyết định của Bác Sĩ Trung, Giám-Đốc Quân Y Viện Pleiku. Chỉ vì sáu tháng trước đây, vết thương trên vai trái của tôi đã được mổ một lần. Lần đó bác sĩ chỉ lấy ra được hai mảnh đạn nhỏ, còn mảnh đạn lớn vì ở quá sâu lại dính với xương vai, nên tôi được xuất viện về đơn vị, chờ ít lâu, sẽ vào nhà thương khám lại. Tôi tiếp tục đi hành quân, cho tới một ngày, thấy mủ đen bắt đầu nhỉ ra qua một lỗ rò dưới nách, tôi mới đi tái khám.

Sunday, February 16, 2014

Buồn vui đời tỵ nạn: Ca sĩ Thành Tín với một thời đi hát tiền đồn


thanhtin03
TH (Tuấn Hoàng): Trong cuộc hội thoại “Buồn Vui Đời Tỵ Nạn” kỳ này, chúng tôi có hân hạnh nói chuyện với ca sĩ Thành Tín, một ca sĩ cũng là một nhân vật đã từng hoạt động hăng say trong cộng đồng người Việt ở Toronto. Thay mặt cho quý thính giả và độc giả của Thời Báo, xin thân chào anh Thành Tín.

TT (ca sĩ Thành Tín): Xin thân chào anh Tuấn Hoàng và xin kính chào quý thính giả và độc giả của Thời Báo Radio.

TH: Chúng tôi xin lược qua tiểu sử của ca sĩ Thành Tín. Niềm đam mê lớn nhất của Thành Tín là âm nhạc, đã hát cho trường từ khi anh còn là học sinh tiểu học. Khi còn là học sinh trung học, anh đã theo các phái đoàn văn nghệ, đi hát giúp vui cho các chiến sĩ tiền đồn. Anh gia nhập binh chủng không quân sau đó và tiếp tục hoạt động văn nghệ quân đội, cho đến ngày mất nước. Năm 1985, anh vượt biển tìm tự do đến Nam Dương, và sau đó đến định cư ở Toronto. Tại Toronto, anh tiếp tục hăng say trong các hoạt động văn nghệ cộng đồng cũng như cộng tác với một số vũ trường ở Toronto.

Saturday, February 15, 2014

Những cánh Thép ngày trước _T/g Vũ Xuân Thông, Liên Đoàn 81 BCND



Tr./Ta' Vũ Xuân Thông, Liên Đoàn 81 BCND

Như một lời tri ân chân thành đến tất cả các chiến sĩ Không Quân của KLVNCH đã ngày đêm tích cực yểm trợ Liên Đoàn 81 BCND chiến đấu để bảo vệ quê hương gấm vóc và hai chữ “Tự Do”...

Cho tôi xin dù chỉ một lần
Mơ làm cánh én giữa trời Xuân
Tang bồng hồ thỉ mang chí lớn
Rạng giống Tiên Rồng lính Không Quân
Firebird24

Những Cánh Thép Ngày Trước...

Công ty tôi đang làm nằm trên con đường Mirama Road, sát nách một phi trường lớn của Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ, nên bắt buộc mỗi ngày tôi phải đi và về trên con đường này. Và ngày nào cũng vậy, lộ trình của tôi đều đi qua khu bảo tàng Không Quân chứa đầy các loại phi cơ, từ thời có lỗ sĩ, từ thời tôi chưa được sinh ra trên cõi đời, cho đến những chiếc phi cơ của thời Đệ Nhị Thế Chiến và thời chiến tranh Việt Nam.

Tuesday, February 11, 2014

Biệt kích Tàu cộng trong chiến tranh biên giới 1979 với Việt Nam


The black operation of PLA special force in sino-vietnam war:

The famous "Guang Rong dang"(suicide grenade) for every member of PLA special force.

China-Vietnam War (1979~1989)



China-Vietnam War (1979~1989)

*

Monday, February 3, 2014

Trữ vàng! Đừng trữ đô la ! - Treasury's Lew warns that U.S. default could happen quickly


WASHINGTON (Reuters) - The Obama administration warned on Monday it could start defaulting on the government's obligations "very soon" after it runs out of room to borrow under a legal cap on public debt.

Washington is due to reinstate a limit on its borrowing at the end of this week and Treasury Secretary Jack Lew said the administration can use accounting measures to stay under the new cap until the end of February.

After that time, "very soon it would not be possible to meet all of the obligations of the federal government," Lew said at an event hosted by the Bipartisan Policy Center, a prominent Washington think tank.

Saturday, February 1, 2014

Tên đường phố Sàigòn trước và sau 1975 - Chỉ dùng tên đường VC khi giao tiếp với VC


Dược khoa ĐH đường Sài-gòn trước 1975 tại 41 đại lộ Cường Để  (nay 41 Đinh Tiên Hoàng)

Tên đường phố Sàigòn trước và sau 1975

Đây là tài liệu lượm lặt lại từ nhiều nguồn khác nhau, xin các bạn thông báo dùm nếu thấy có sai sót ! Cám ơn !!! :-)

***

VNCH Trước 1975                     Tên đường phố Việt cộng đặt lại sau 1975

Bùi Chu                           <->        VC  Tôn Thất Tùng

Chi Lăng                          <->        VC Phan Đăng Lưu

Công Lý                           <->        Nam Kỳ Khởi Nghĩa (VC)