Monday, December 30, 2013

Tâm nguyện của một công dân Úc gốc Việt _Tuấn Lê



Kính thưa Quý Vị

Trong nhà có 5 cây cờ Vàng ở 3 nơi: phòng khách, phòng giải trí, phòng học thì 3 lá cờ. Trên nóc nhà thì có cờ Vàng. Xe thì có 2: một ở kiếng sau xe, một ở kiếng trước cho mọi người thấy. Lá cờ Quốc Gia VNCH đã theo vận nước từ năm 1975 nhưng ở đâu có người Việt, ở đó có cờ Vàng. Cá nhân tôi từng hạ cờ VC ở những văn phòng, trường học, trung tâm giữ trẻ đồng thời mỗi lần hạ là mỗi lần cờ Vàng được treo lên, như ở trung tâm giải trí có số người thăm viếng đông đảo nhất nước Úc - Gold Coast. Trường tiểu học với hơn 200 lá cờ Vàng trong ngày lễ sống vui vẻ hòa đồng, Harmony Day. Đó chỉ là vài trong nhiều trường hợp hạ cờ đỏ vương cao cờ Vàng tại Brisbane.

Tuesday, December 24, 2013

Chuyện Người Vợ Tuổi Dần :-) _T/g PNT


Tác giả là một nhà giáo từng có hơn 30 năm dạy học tại Việt Nam. Đến Mỹ theo diện ODP, hiện tiếp tục nghề cũ tại một trung tâm dạy kèm tại miền Nam Cali. Bài viết mới của ông lần này là một tự truyện về tình yêu và gia đình, với lời ghi như sau: “Để tặng chú Thành của tôi. Riêng tặng cọp mẹ và cọp con của anh. Và tất cả những ai tuổi Dần.”
* * *

Trước khi vào chuyện, chú cháu tôi xin lỗi với quý vị nữ lưu tuổi Dần, vì chúng tôi không có “định kiến” gì với quý vị cả. Đây chỉ là câu chuyện phiếm khi chú cháu tôi ngồi nhắc lại vài câu chuyện ngày xưa. Tôi chỉ xin kể lại nguyên văn những gì cháu tôi đã kể cho tôi nghe về chuyện gia đình nó.

Tấm Thẻ Bài _Trần Thiện Phi Hùng


Tác giả cho biết ba ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết ngắn của ông.

* * *

Ba của tôi vượt biên một mình năm 1982; Ba năm sau tôi, hai em, và má tôi lên máy bay rời VN theo diện đoàn tụ.

Mười năm sau tôi tốt nghiệp Đại học; 2 năm sau nửa em tôi, rồi em út cũng tiếp tục thành kỹ sư. Nếu chúng tôi còn ở đất Bình Dương thì không được phép lên lớp 10 vì cha là Ngụy. Đó cũng là lý do Ba Tôi phải vượt biên.

Friday, December 20, 2013

Chữ nghĩa vi-xi - Trần Văn Giang


Lời giới thiệu:
( HNPĐ )Dưới đây là phần tóm lược bài nói chuyện của Trần Văn Giang trong buổi ra mắt cuốn sách "Đề Nghị Thống Nhất Cách Viết Chữ Quốc Ngữ" vào 2 giờ chiều ngày Chủ nhật 12/15/2013 tại Thư Viện Việt Nam - Little Saigon, thành phố Westminster, California - USA

Kính thưa quý vị, kính thưa quý Thầy Cô.

Đây là một vinh dự lớn cho cá nhân tôi; bởi vì phần đóng góp của tôi trong cuốn sách nhỏ được ra mắt hôm nay kể ra cũng rất nhỏ - Chỉ vọn vẹn trong khuôn khổ 1 bài tham khảo nhằm đem lại một số chữ thông dụng đã có sẵn để quý vị đối chiếu mà tùy ý lựa chọn sử dụng; hoàn toàn không có mục đích chỉ dẫn gì về cách viết của các chữ sao cho chuẩn như tựa cuốn sách đề nghị.

Sunday, December 8, 2013

Nguyễn Hữu Hạnh: Gặp lại thầy Lê Quý Thể


            
G/s Lê Quý Thể  dạy Lý Hóa đệ nhị cấp ở trung học Ngô Quyền, Biên Hòa (trước 1975)

Trong ngày họp mặt truyền thống 2013 tại nam CA, quý Thầy Cô và các cựu học sinh  Ngô Quyền đều mong muốn gặp lại Thầy Lê Quý Thể sau một thời gian dài vắng bóng. Thầy Lê Quý Thể, giáo sư Lý Hóa Đệ Nhị cấp của trường trung học Ngô Quyền từ năm 1967 đến 1975, là một người Thầy luôn được đồng nghiệp, môn sinh quý mến và kính trọng. Nhưng rất tiếc vào giờ chót, Thầy Lê Quý Thể không đến được, để mọi người mang nỗi buồn thất vọng...  Chắc hẵn, hôm nay không một ai tránh được sự bồi hồi, cảm xúc khi đọc lời tựa “GẶP LẠI THẦY LÊ QUÝ THỂ”

Saturday, December 7, 2013

Thương quá Việt Nam ơi !


Thiên đàng xã nghĩa việt cộng hôm nay.

Người Việt Nam là một dân tộc hiền hòa, chịu đựng, thông minh và sáng tạo…nhưng vô phước thay, mãi đến thế kỷ XXI nầy, người dân sống tại nội địa vẫn còn thua kém và lạc hậu so với những dân tộc Á Châu khác. Chưa tính đối với các quốc gia văn minh như Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan, Thái Lan, Mã Lai, Singapour, Ấn Độ, Tân Gia Ba, Miến Điện …mà ngay với những nước láng giềng sát biên giới, trước đây 38 năm, vị trí của họ lúc đó còn đứng quá xa nếu đem so sánh với Việt Nam Cộng Hòa !

Thủ Đức một thời khó quên _T/g Nguyễn Qúy Đại


Trước năm 1975, diện tích quận Thủ Đức khoảng 200 km² với những cánh đồng lúa vàng trĩu hạt, những khu vườn cây ăn trái xum xuê, vườn cao su xanh ngắt và những nhà máy kỹ nghệ lớn nhất thời VNCH như: nhà máy Xi Măng Hà Tiên, nhà máy dệt VIMYTEX, nhà máy làm sửa hộp Foremost, nhà máy nước Đồng Nai, nhà máy nhiệt điện Thủ Đức, nhà máy kim khi VIKIMCO, nhà máy sản xuất tôle VINATON vv... ngoài ra có suối Xuân Trường, những khu nghỉ mát, hồ bơi lớn theo tiêu chuẩn quốc tế... Đầu thập niên 70 Thủ Đức lại có thêm một trung tâm giải trí lớn nữa là khu Đường Sơn Quán bên xa lộ Đại Hàn với sân trượt (patin) nổi tiếng và thu hút rất đông giới trẻ Sài Gòn vào mổi cuối tuần.

Friday, December 6, 2013

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến.


Một buổi meeting của phụ nữ thời Đệ Nhất Cộng Hòa
***


Nền Giáo Dục của Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là nhân bản, dân tộc, và khai phóng.

Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”.

Monday, December 2, 2013

Hồi ký của một người yêu Biên Hòa: Cuộc đời đi dạy, đi học, và đi làm


L.S. Trần Minh Đức

Lời giới thiệu:

Luật sư Trần Minh Đức là một trong 4 vị Giáo Sư đầu tiên khai giảng Trung Học Ngô Quyền, Biên Hòa, vào năm 1956. Sau khi đi Pháp để soạn luận án Tiến Sĩ Văn Chương vào năm 1960, và tốt nghiệp Viện Khoa Học Chính Trị của Đại Học Paris, ông đã được mời sang Hoa Kỳ làm việc cho Cơ Quan Thông Tin Mỹ. Sau đó, ông tiếp tục học lấy bằng Tiến Sĩ Luật Khoa Hoa Kỳ (Juris Doctor) và đậu vào Luật Sư Đoàn Tòa Thượng Thẩm thủ đô

Những hình ảnh về giáo dục của VNCH ở miền Nam trước 1975

Hình ảnh
Sách giáo khoa cho học sinh - VNCH.

Vietnamnet (Vietcong newspaper) - Mục tiêu giáo dục thời điểm này được xác định là: Phát triển toàn diện mỗi cá nhân; Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh; Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.  Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học và ĐH, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.

Kỷ Niệm Tuổi Học Trò :-)


Kính thưa Thầy (Thầy Đinh Văn Sái),

Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con với  những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.

Ngày đó tôi là một học sinh của lớp Đệ Thất B1.  Hôm ấy là ngày thi môn Nữ Công của kỳ thi đệ nhị lục cá nguyệt.  Cô giáo cho đề thi là may cái quần đáy giữa nữ với một miếng vải nhỏ.  Người coi thi ngày ấy là Thầy Đinh Văn Sái.

Tôi rất khổ sở vì thứ nhất là tôi rất sợ Thầy, thứ hai tôi không biết cắt cái quần như thế nào. Nhưng cuối cùng tôi cũng nhờ được bạn Trịnh Thị Hóa cắt cho một cái quần.  Khi tôi đã có cái quần trong tay tôi bắt đầu may lia lịa cho kịp giờ nộp.